• Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
ĐỊA CHỈ VƯỜN ƯƠM VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Vườn Ươm Hai Vân - Thôn Phúc Thọ 1, Tân Hà, Lâm Hà, Lâm Đồng Sơ đồ đường đi
2/ Đối diện đài truyền hình, Tân Hà, Lâm Hà, lâm Đồng Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0973 110 022 . 01694 991 393>

Diện tích trồng mắc ca sẽ đạt 34.500 ha vào năm 2030

2016-05-17, 11:04:27
Đến năm 2020, tổng diện tích trồng mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên khoảng 9.940 ha; đến năm 2030, tiềm năng phát triển diện tích mắc ca sẽ lên đến 34.500 ha. Ngày 5/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã phê duyệt Quyết định số 1134/QĐ-BNN-TCLN về việc “Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng, phát triển đến năm 2030”.

Theo quyết định này, phương án quy hoạch mắc ca giai đoạn đến năm 2020, tổng diện tích trồng mắc ca tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên khoảng 9.940ha. Cụ thể, vùng trồng thuần tập trung khoảng 2.350ha, dự kiến vùng Tây Bắc 1.800ha, vùng Tây Nguyên 550ha. Trồng xen canh với cây trồng khác khoảng 7.590ha, chủ yếu là trồng xen canh trong diện tích cây cà phê, chè,…

Về tiềm năng phát triển cây mắc ca đến năm 2030 khoảng 34.500 ha, gồm 7.000 ha trồng tập trung và 27.500 ha trồng xen, trong đó, vùng Tây Bắc 4.800 ha trồng thuần và 3.250 ha trồng xen; vùng Tây Nguyên 2.200 ha trồng thuần và 24.250 ha trồng xen.

Tuy nhiên, quyết định cũng nêu rõ cần căn cứ vào kết quả tổng kết, đánh giá hiệu quả cây mắc ca giai đoạn đến 2020, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương định hướng quy mô sản xuất cho từng tỉnh cụ thể. Về thâm canh, khuyến khích người trồng mắc ca tập trung đầu tư theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả cao để cây Mắc ca phát triển bền vững.

Đối với cơ sở sơ chế, chế biến, giai đoạn từ nay đến năm 2020, ngoài các cơ sở sơ chế, chế biến hiện có tại các địa phương, quy hoạch 12 cơ sở chế biến mắc ca công suất từ 50-200 tấn/cơ sở tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Cụ thể, vùng Tây Bắc có 6 cơ sở, vùng Tây Nguyên 6 cơ sở.

Về các giải pháp thực hiện, trên cơ sở quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030, các tỉnh trong vùng lập quy hoạch chi tiết phát triển cây mắc ca trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tiếp tục nhập nội, nghiên cứu, chọn tạo các dòng, giống mắc ca mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Đồng thời, hoàn thiện các gói kỹ thuật về thâm canh mắc ca, đẩy nhanh chuyển giao cho người trồng. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nâng cao năng lực cho các cơ quan, cán bộ nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ về cây mắc ca.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu thu mua quả mắc ca chế biến sản phẩm. Từng bước thực hiện các bước quảng cáo, tiếp thị, thiết lập mạng lưới sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế, xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca Việt Nam...

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây