• Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
  • Vườn Ươm Rau Giống Tân Hà
ĐỊA CHỈ VƯỜN ƯƠM VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Vườn Ươm Hai Vân - Thôn Phúc Thọ 1, Tân Hà, Lâm Hà, Lâm Đồng Sơ đồ đường đi
2/ Đối diện đài truyền hình, Tân Hà, Lâm Hà, lâm Đồng Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0973 110 022 . 01694 991 393>


  • Hạt Giống Đu Đủ ruột đỏ F1 Red Royale Thái

  • Đăng ngày 2017-05-31, 10:30:26 - 553 Lượt xem
  • Hạt Giống Đu Đủ ruột đỏ F1 Red Royale Thái


I. Đặc điểm giống đu đủ ruột đỏ F1 Red Royale

– Cây thấp. Chiều cao từ gốc đến trái đầu tiên: 65-70 cm

– Chống chịu bệnh virus

– Khả năng đậu trái tốt, trọng lượng trái: 1,5-2,2 kg

– Thịt trái dày, ngọt, có màu đỏ đẹp, thịt chắc, bảo quản được lâu

– Sớm cho thu hoạch, thời gian từ trồng đến thu hoạch lứa đầu tiên: 6,5 tháng

II. Kỹ thuật trồng:

1. Thời vụ:

thích hợp nhất là trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4-tháng 5)

2. Chuẩn bị cây con:

– Ngâm hạt trong nước ấm (2 phần nước sôi pha với 3 phần nước lạnh) trong 11-12 tiếng đồng hồ

và dùng tay xoa nhẹ hạt để hạt thấm nước tốt, sau đó vớt ra rửa sach nhớt

– Tiếp tục ngâm hạt trong dung dịch Atonik nồng độ 1 phần ngàn (1 ml dung dịch Atonik pha với 1

lít nước) trong 20-30 phút để kích thích hạt nảy mầm tốt hơn, sau đó vớt hạt ra gieo vào bầu.

– Bầu ươm cây con: trộn xơ dừa (đã xả hết chát) với tro trấu (đã xả hết mặn) và phân chuồng hoai

mục với tỷ lệ thể tích: 35% xơ dừa + 35% tro trấu + 30% phân chuồng hoai mục.

– Gieo hạt sâu khoảng 1cm. Nếu gieo sâu quá hạt sẽ chậm nảy mầm hoặc không nảy mầm.

– Nên đặt bầu nơi có giàn che để hạt nảy mầm tốt. Tưới nước vừa phải, không để quá khô hoặc quá

ẩm. Phun Validacin, Rovral, Carbendazim, Ridomil, Kasuran.. để phòng ngừa bệnh chết cây con.

– Khi cây con cao khoảng 15-20 cm, có 5-6 lá (40-45 ngày sau gieo) thì đem ra trồng

3. Chuẩn bị đất trồng:

hoặc ít phèn, thuận tiện cho việc tưới nước và thoát nước tốt. Trước khi trồng, nên lên luống rộng

2-2,5m, giữa các luống có rảnh sâu 25-30 cm. Vùng đồng bằng, cần lên líp cao và đường mương

sâu để dễ thoát nước.

Ở miền Nam, những nơi chủ động nguồn nước tưới thì có thể trồng được quanh năm nhưng

Ở miền Bắc, trồng vào vụ thu đông (tháng 9-tháng 10)

Đu đủ Sapna có thể trồng được trên nhiều loại đất, pH thích hợp từ 5,5-6,5, đất không bị phèn

Kích thước hố trồng: 50 x 50 cm, hố sâu 30 cm.

Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 2-2,5m. Cây cách cây: 2m. Mật độ khoảng 2.000-2.200

cây/ha.

Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 5-10 kg phân chuồng hoai, 0,3-0,5 kg vôi bột;

0,3-0,5 kg lân; 0,1-0,2 kg KCl. Trộn đều tất cả với đất mặt rồi lấp đầy hố

4. Bón phân và chăm sóc:

– Bón phân lần 1: Sau khi trồng 4-6 tuần, bón mỗi gốc 50-80 g urê, 150-200 g super lân, 50-80 g

KCl.

– Bón phân lần 2: Khi cây ra hoa (khoảng 3,5-4 tháng sau trồng), bón mỗi gốc 50-80 g urê, 200-250

g super lân, 80-100 g KCl, 3-4 kg phân chuồng hoai.

– Bón thúc lần 3: Sau khi thu hoạch lứa quả đầu tiên, mỗi gốc bón bón mỗi gốc 50-80 g urê, 200-

250 g super lân, 80-100 g KCl, 4-5 kg phân chuồng hoai.

– Để tăng trọng lượng và độ ngọt của trái, dùng Supe NPK 3-1818 (pha 20-30 ml/8 lít nước) phun

định kỳ 30 ngày/lần từ khi cây bắt đầu ra hoa đậu quả.

Cần bón cân đối N-P- K. Nếu bón nhiều đạm, cây sinh trưởng tốt nhưng dễ bị nhiễm bệnh,

chất lượng trái giảm sút, khó bảo quản trong quá trình vận chuyển và tồn trữ. Bón đầy đủ kali trái

sẽ ngọt, thịt trái chắc, phẩm chất ngon.

– Làm cỏ. Bón phân kết hợp vun gốc. Mùa nắng nên dùng rơm rạ tủ gốc để giữ ẩm cho cây. Khơi

rảnh chống ngập úng khi có mưa. Lúc cây mang trái, cắm cây cọc để chống đỗ ngã. Tỉa bỏ và tiêu

hủy lá già, lá bị bệnh hoặc bị rệp sáp tấn công.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

– Sâu hại:

+ Các loại côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn trắng, rầy xanh…hại thân lá,

ngọn và quả non, làm cây phát triển kém, giảm chất lượng trái, đồng thời là môi giới truyền bệnh

virus. Sử dụng các loại thuốc: Confidor, Trebon, Thianmectin,..

+ Rệp sáp: đây là loại côn trùng rất phổ biến trên đu đủ. Cần vệ sinh vườn sạch sẽ, tạo thông

thoáng trong vườn, tiêu hủy lá già, lá bị hại. Khi mật số rệp cao, bồ hóng nhiều có thể phun nước

mạnh để rửa trôi bồ hóng và rầy. Sau đó dùng thuốc trừ sâu như:  Applaud, Butal, Bassa, Regent,

Confidor. Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp

sáp trắng dầy phủ kín. Nếu trong điều kiện vườn tạp, nên phun thuốc trừ rệp sáp trên các cây khác

trong vườn. Đảm bảo tiêu diệt nguồn rệp non, rệp di chuyển và ẩn náo trên cây ký chủ khác.

– Bệnh hại:

+ Bệnh virus: bệnh này rất khó phòng trị. Giống đu đủ F1 Sapna có khả năng chống chịu

bệnh này, tuy nhiên cũng cần vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc phòng trừ các loại côn trùng môi

giới truyền bệnh.

+ Bệnh phấn trắng, thán thư: Bón phân cân đối. Phun Anvil, Daconil, Topsin, Mancozeb.

 Từ khóa: du du thai, hat giong du du
 Sản phẩm cùng danh mục

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây